Bác Hồ viết Di chúc

Bạn đọc đều biết Bác để ra bốn năm (l0/5/1965 - l0/5/1969) để viết bản Di chúc gần 800 từ (bản công bố năm 1969), kết tinh một cuộc đời hoạt động diễn ra trong phần lớn thế kỷ XX, thế kỷ đã chứng kiến những biến đổi cách mạng sâu rộng nhất trên khắp các lục địa và trong lịch sử loài người. Tôi biết rất rõ Bác đã mất nhiều thời gian để ôn lại, để đánh giá những điều mình đã trải trong đời hoạt động biết bao phong phú và đa dạng ở rất nhiều nơi, gặp biết bao cảnh ngộ gian nguy, và cuối cùng vượt qua được tất cả bởi ý chí kiên cường và đức tin vào thắng lợi cuối cùng. Một cuộc đời như vậy rút lại trên vài trang giấy.

Trong bản thảo viết tay của những lời dặn cuối cùng, mọi người chúng ta đều thấy có một số đoạn Bác để lại những dấu tích chứng tỏ Bác còn suy nghĩ, chưa phải đã thật hài lòng. Như Bác đã nói, Bác chỉ để lại mấy lời, như vậy những lời đó càng quan trọng và giàu ý nghĩa biết bao.

Dưới đây tôi thấy cần nhắc lại nguyên văn một số đoạn trong những lời quý giá đó:

Về Đảng:

“Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.

Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.

… Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”

Về thanh niên, thế hệ mai sau:

“ĐOÀN VIÊN VÀ THANH NIÊN ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.

Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.

Và đây là đoạn kết:

“Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.

Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế.

Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

Trong lúc ôn lại văn kiện cực kỳ quan trọng này, tôi thấy cần nhắc một điều căn dặn đã gây xúc động rộng rãi trong đồng bào ta: đó là điều có liên quan đến việc mai táng sau khi Bác mất. Về quyết định của cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước bảo tồn thi hài của Bác và xây một cái lăng để đồng bào, nhất là đồng bào miền Nam, và người nước ngoài đến thăm viếng Bác, cần phải khẳng định một lần nữa rằng đó là một quyết định đúng đắn, sáng suốt, được đồng bào hoan nghênh. Tuy nhiên, sau khi nhắc lại quyết định này, tôi cần nói sự suy nghĩ của tôi về những điều Bác căn dặn. Ở đây, tôi cũng thấy không có cách nào hơn là ghi lại nguyên văn những điều Bác mong muốn:

“Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân.

Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là “hoả táng”. Tôi mong rằng cách “hoả táng” sau này sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện, thì “điện táng” càng tốt hơn.

Tro thì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam.

Đồng bào mỗi miền nên chọn 1 quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả, không nên có bia đá tượng đồng, mà nên xây 1 ngôi nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ, để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi. Nên có kế hoạch trồng cây trên và chung quanh đồi. Ai đến thăm thì trồng một vài cây làm kỷ niệm. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp. Việc săn sóc nên giao phó cho các cụ phụ lão”.

Chúng ta đứng trước một con người rất đẹp, một tâm hồn rất đẹp, một cách làm rất đẹp, và như vậy tôi nghĩ trong lúc yên giấc nghìn thu, Bác Hồ sẽ luôn luôn sống với non sông đất nước, sống với cỏ cây hoa lá, sống với đồng bào, đồng chí, sống với các cụ già và các cháu thiếu niên, nhi đồng.

Vào cuối đời, Bác trăn trở nhiều, tìm điều gì thiết thực có thể làm ngay cho dân, cho những người khó khăn, thiếu thốn nhất, thể hiện trong những đoạn Bác dành để căn dặn về những việc cần chú ý làm cho con người, cho mỗi tầng lớp nhân dân,... đặc biệt là việc miễn thuế nông nghiệp một năm cho nông dân.

Về những lời dặn cuối cùng của Hồ Chí Minh, không chỉ đồng bào nước ta mà người nước ngoài khắp bốn biển năm châu đều rất xúc động khi đọc bản Di chúc. Mọi người đều coi đây là một văn kiện chứa đựng những tư tưởng và tình cảm tuyệt đẹp, sâu xa và giản dị như con người của Bác Hồ. Tôi thấy không cần nhắc lại những gì người trong nước và nước ngoài nói về áng văn này. Tôi chỉ kể một câu chuyện, là tôi có gặp một vị nữ giáo sư đại học Ấn Độ, bà nói với tôi rằng bà đã dùng những lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh để dạy sinh viên trường đại học của bà.
Xem Tiếp

Hình ảnh về Bác Hồ kính yêu!!


Sau đây là chùm ảnh về Bác Hồ của chúng ta. Cùng thưởng thức nào ^^

Bác cùng đồng bào và các em thiếu nhi:











Bác Hồ cùng các chiến sĩ bộ đội, cán bộ:











Bác Hồ lúc làm việc vẫn đẹp và hiền từ phải không nào?? ...









Và những hình ảnh mà mình cho là đẹp nhất...













................................................................................................................
Qua những hình ảnh trên các bạn có cảm nghĩ về Bác như thế nào? Riêng mình thấy Bác thật sự rất gần gũi với nhân dân, chiến sĩ bộ đội. "Lấy dân làm gốc", "Thương dân như con", "Vì nước vì dân", đó là cụm từ mà mình có thể dùng để nói về Bác. Bạn nào có cảm tưởng gì thì comment thoải mái nhé! ^^ Arigatou gozaimasu uncle Hồ \m/.

NovemberST


Xem Tiếp

Sinh hoạt giản dị của Bác Hồ


Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ sống và làm việc trên chiến khu Việt Bắc, Người luôn luôn giữ một nếp sống giản dị và thanh bạch. Đất nước giải phóng, hòa bình lập lại,trở về Thủ đô, là Chủ tịch nước nhưng Bác vẫn giữ nếp sống ấy.

Tại Phủ chủ tịch, Hà Nội, vào mùa hè nắng chang chang, trời oi ả, Bác vẫn đi bách bộ ra tận đình Hội đồng (Hội đồng Chính phủ hay họp ở ngôi đình cổ này) cách ba, bốn trăm mét. Mồ hôi ra ướt áo. Trời quá nóng bức, bác sĩ Lê Văn Mẫn đi bên cạnh quạt cho Bác. Lúc đầu vì chưa chuẩn bị nên bác sĩ mang theo quạt lông chim, Bác phê bình nhẹ nhàng: Chú làm như ở trong triều ấy. Thấy vậy, ông vội cất đi. Khi Bác đi qua bụi cọ ông nghĩ ra cách cắt mảnh lá cọ làm quạt, chắc Bác vừa ý.

Quạt lá cọ có cái tiện là nếu đầu tua rách thì cắt bớt đi. Ngày hôm sau ông đã có quạt lá cọ đi phe phẩy bên cạnh Bác. Sau khi đi bách bộ xong Bác bảo để quạt lại cho Bác. Về sau ở trong cơ quan xuất hiện rất nhiều quạt lá cọ. Bác sợ lạc mất quạt của mình nên châm thuốc lá vào quạt làm dấu. Bác cũng dùng quạt giấy, nhưng quạt giấy có nhược điểm là lúc mới có mùi hôi, khó chịu, lúc cũ hay gẫy nan. Theo ý Bác ông đã phải làm nẹp băng dính mấy nan gẫy rồi, nhưng Bác không chịu cho thay cái mới.

Bác ăn thanh đạm và vẫn giữ khẩu vị quê hương Nghệ An: dưa, cà, cá quả kho đường khô và chắc. Mỗi tuần Bác nhịn ăn chiều thứ năm. Không ai hỏi Bác tại sao, nhưng anh em đoán Bác muốn đồng cam cộng khổ với nhân dân lao động đang sống khó khăn.

Bữa sáng Bác ăn cháo hoặc phở. Buổi trưa Bác ăn hai miệng bát cơm với dưa và vài quả cà để cùng vào một chiếc đĩa con. Một đĩa thịt nhỏ xào và một bát canh chua. Khi dọn mâm mời Bác thường phải để thêm một bát con thừa. Vào ăn Bác dự liệu nếu ăn không hết thì Bác san canh sang bát con ấy để về sau người khác còn dùng được. Ăn xong tự Bác xếp lại đĩa to, đĩa con, bát to, bát con, để gọn trong mâm, đậy lồng bàn lại. Đồng chí phục vụ chỉ còn việc bê cả mâm đi. Bữa cơm chiều cũng tương tự như bữa cơm trưa.

Câu chuyện trên đây là bài học quý về tiết kiệm, về sự tôn trọng con người và đồng cảm với nhân dân lao động của Bác Hồ kính yêu.
Xem Tiếp

Những gương sáng “làm theo lời Bác”

Có một giải thưởng của Đoàn ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM được sinh viên hào hứng tham gia: Giải thưởng thanh niên làm theo lời Bác mà người nhận giải thưởng do chính bạn bè phát hiện, đề cử…


Một ngày đầu tháng 5-2009, giờ học môn vi sinh của lớp 07CS (khoa sinh học) bỗng sôi động với những tràng pháo tay rộn rã. Ngay đầu giờ đại diện Hội SV trường đến lớp thông báo: “Hôm nay Đoàn trường tổ chức tuyên dương những bạn đạt danh hiệu “Gương sáng ĐH Khoa học tự nhiên”, do chính các bạn đề cử…”.

“Nhỏ bé nhưng khuôn mặt rạng ngời với chiếc áo Hội SV trắng tinh, chị luôn xông xáo, nhiệt tình với bạn bè và luôn biết sắp xếp thời gian hợp lý trong học tập và hoạt động Đoàn… Học kỳ qua chị đạt 8,59 điểm”- đó là đoạn trích một bài viết của bạn Quỳnh Mai (chi đoàn 08SHH). Chị Mai Thị Ngọc Nữ, ủy viên BCH Đoàn trường, đọc đoạn trích rồi hỏi: “Các bạn đoán được người trong bài viết là ai không?”. Cả lớp xôn xao rồi cũng nhanh chóng nhận ra “gương sáng” của lớp mình: Hồng Vũ Thúy Uyên. Tiếng vỗ tay vang lên…

Ngoài Thúy Uyên còn hai “gương sáng” khác là Nguyễn Chí Anh và Nguyễn Đình Đức. Buổi tuyên dương được tổ chức đơn giản nhưng trang trọng. Mỗi “gương sáng” được trao giấy chứng nhận và cây bút “Gương sáng ĐH Khoa học tự nhiên”…

Nhận bài từ SV, Đoàn trường nơi đây đã xác minh, biên tập bài, in poster triển lãm, đưa vào bản tin và website Đoàn trường. “Với việc đến từng chi đoàn tuyên dương, chúng tôi muốn tìm những gương bình dị, thầm lặng. Qua đó, SV sẽ thấy gần gũi với mình để phấn đấu tốt hơn.

Từ những “gương sáng” này sẽ chọn những gương tiêu biểu nhất, có thành tích đặc biệt để tiếp tục tuyên dương cấp trường và trao Giải thưởng thanh niên làm theo lời Bác”- chị Phan Thị Thanh Phương, phó bí thư Đoàn trường, cho biết.

Trần Vĩnh Sơn (SV năm 4 khoa vật lý) được nhiều bạn bè trong trường biết đến với thành tích học cực “trùm”. Sơn còn cùng các bạn thiết kế các cuộc thi học thuật thu hút nhiều SV và là SV duy nhất của trường đoạt danh hiệu “SV 3 tốt” cấp thành ba năm liền, là Thanh niên tiên tiến miền Đông Nam bộ 2009. Sơn nói: “Mình thấy trách nhiệm của mình với danh hiệu đó để tiếp tục cố gắng…”.

Còn bạn Nguyễn Triều Trung, lớp 07HH1A, “SV 3 tốt tiêu biểu” 2008, nhận Giải thưởng thanh niên làm theo lời Bác, bày tỏ: “Giải thưởng giúp SV hiểu phải rèn luyện, học tập như vậy là đang làm theo lời Bác rất cụ thể...”.

Giải thưởng này được xét trao hằng năm cho ĐVTN, tập thể của ĐH Khoa học tự nhiên và Trường phổ thông Năng khiếu (ĐHQG TP.HCM) tiêu biểu làm theo lời Bác với tiêu chí: vượt khó học giỏi; cán bộ Đoàn xuất sắc; cán bộ giảng viên trẻ tiêu biểu; tập thể tình nguyện tiêu biểu. Chị Thanh Phương cho biết thêm: “Ý tưởng thành lập giải thưởng xuất phát từ câu nói của Bác Hồ: “Một trăm bài diễn thuyết hay không bằng một tấm gương sống”.

Xem Tiếp

Di chúc Bác Hồ: 'Nhiều điều chúng ta chưa làm được'

"Nhiều điều Bác căn dặn trong Di chúc chúng ta đã làm được, nhưng nhiều điều chúng ta vẫn chưa làm được. Vấn đề cần được đặt lên hàng đầu trong thời điểm hiện nay, đó là vấn đề xây dựng Đảng", Phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Phùng Hữu Phú nhấn mạnh.

Sáng nay (26/8/2009), tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia cùng Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức họp báo công bố các ấn phẩm kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Mô tả ảnh.

"Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới".

Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, TS Nguyễn Duy Hùng cho biết trong dịp này, Nhà xuất bản đã cho công bố nhiều ấn phẩm đặc sắc, bao gồm những tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức của Người.

Đặc biệt, Nhà xuất bản đã tái bản bộ Hồ Chí Minh toàn tập (12 tập) và xuất bản CD- ROM Hồ Chí Minh toàn tập (bộ mới).

So với lần xuất bản trước vào năm 2001, ngoài việc giới thiệu trọn bộ 12 tập Hồ Chí Minh toàn tập sách in truyền thống, CD-ROM Hồ Chí Minh toàn tập còn bổ sung thêm 5 chuyên đề, cùng 40 phút phim tư liệu, gần 1.000 ảnh và 220 phút âm thanh ghi lại giọng nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ông Hùng cũng nhấn mạnh CD-ROM "Hồ Chí Minh toàn tập" lần này hết sức tiện lợi cho người sử dụng và với giá bán chỉ 40 nghìn đồng, sẽ có nhiều cơ hội đến được với đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là học sinh, sinh viên.

Trong bản in xuất bản lần này, Nhà xuất bản đã đưa Di chúc - một văn kiện có giá trị lịch sử thành một mục riêng, sửa chữa và điều chỉnh một số ảnh tư liệu, phim tư liệu, nâng cấp phần mềm hiện đại hơn, giao diện đẹp, tươi sáng hơn, tốc độ truy cập vượt trội so với lần xuất bản đầu tiên.

Liên quan đến việc thực hiện Di chúc của Bác, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Phùng Hữu Phú nhấn mạnh: "Nhiều điều Bác căn dặn trong Di chúc, chúng ta đã làm được, nhưng nhiều điều chúng ta vẫn chưa làm được và vẫn đang phấn đấu làm bằng được".

Theo ông Phú, vấn đề cần được đặc biệt quan tâm và đặt lên hàng đầu trong thời điểm hiện nay, đó là vấn đề xây dựng Đảng. "Làm thế nào để Đảng của chúng ta trong sạch, vững mạnh xứng đáng với vai trò vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân".

Ông Phú cũng cho biết, ngày 1/9 tới, Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ tổ chức lễ mít tinh quốc gia kỷ niệm 64 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9 và 40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Xem Tiếp

Học tập và làm theo lời Bác: Bác Hồ nói về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Theo Hồ Chí Minh “Kiệm là thế nào? Là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Cần với Kiệm phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người”. Người đã phân tích một cách khoa học và biện chứng “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không phải là xem đồng tiền bằng cái nống, gặp việc đáng làm cũng không làm, đáng tiêu cũng không tiêu”.

Như vậy, theo Người, tiết kiệm, chống lãng phí là góp phần tăng thêm tiềm lực vật chất, thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống cho nhân dân; nếu “Sản xuất mà không tiết kiệm thì như gió vào nhà trống”. Người còn chỉ rõ “Mỗi một người cần phải cố gắng làm công việc của hai người. Công việc thường làm trong hai ngày, nay phải cố gắng làm xong xuôi chu đáo trong một ngày”. Hồ Chí Minh ý thức rõ mỗi một vật phẩm dù nhỏ đến lớn đều thấm đẫm mồ hôi, công sức của nhân dân: “Một hột gạo, một đồng tiền, tức là một số mồ hôi nước mắt của đồng bào. Vì vậy ta phải ra sức tiết kiệm. Hoang phí là một tội ác”. Tiết kiệm là nét đẹp văn hoá, là phẩm chất cần có của người cán bộ, đảng viên (CB, ĐV), bởi theo Người “Có tiết kiệm, không hoang phí xa xỉ, thì mới giữ được liêm khiết, trong sạch. Nếu hoang phí, xa xỉ, thì ắt phải tìm cách xoay tiền”; “Sinh hoạt xa hoa, tiêu xài bừa bãi. Tiền bạc đó ở đâu ra? Không xoay của Đảng thì xoay của đồng bào”.

Người luôn luôn nhắc nhở mọi người phải có ý thức tiết kiệm từ việc nhỏ đến việc lớn. Nếu không “Cũng giống như cái thùng chỉ đựng một ít nước, không tiếp tục đổ thêm vào, lâu ngày chắc nước đó sẽ hao bớt dần, cho đến khi khô kiệt”. Bằng sự phân tích khoa học, cụ thể, thiết thực, Người so sánh “Nếu ai cũng tiết kiệm, dùng một cái phong bì 2 lần, thì mỗi năm chỉ tốn một nửa giấy, tức là 32.400 thước vuông. Còn 32.400 thước thì để dành cho các lớp bình dân học vụ, thì chẳng tốt sao?”.

Không chỉ dừng lại nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng, tiết kiệm của cải mà Người còn yêu cầu phải tiết kiệm thời gian, vì “thời giờ cũng phải tiết kiệm như của cải”; “Khi thời giờ đã qua rồi, không bao giờ kéo nó trở lại được”. Người nhắc nhở CB, ĐV, công chức làm việc phải đúng giờ, tránh đi trễ về sớm. Cần “Tiết kiệm thời giờ của mình, lại phải tiết kiệm thời giờ của người. Không nên ngồi lê, nói chuyện phiếm, làm mất thời giờ người khác”. Người trăn trở lo lắng khi thời gian nhàn rỗi của người lao động quá nhiều, cộng với thái độ thiếu tích cực siêng năng trong lao động. Người nói “Người lao động mà chỉ mới sản xuất hơn một tháng, còn 11 tháng lười biếng hoặc chỉ làm 3 tháng còn 9 tháng lười biếng là không tốt”.

Khi về thăm hợp tác xã Hồng Thái (Hải Hưng), ngày 15/2/1965, Người yêu cầu cán bộ chủ chốt, đảng viên “Mọi việc phải theo tinh thần Cần kiệm xây dựng nước nhà, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, tránh liên hoan lu bù”. Người phê phán căn bệnh phô trương, hình thức, không chú ý đến lợi ích thiết thực cho nhân dân, cho tập thể. Người nói “Không nên hơi một tý cũng cờ quạt linh đình, mổ bò liên hoan, vì như thế là không “kiệm”. Tiền của hợp tác xã chỉ nên dùng vào việc gì có lợi ích thiết thực cho hợp tác xã”.

Người còn phân tích lãng phí có những điểm khác với tham ô nhưng hậu quả của nó cũng rất lớn. “Lãng phí tuy khác với tham ô ở chỗ người gây ra lãng phí không trực tiếp trộm cắp của công làm của riêng. Nhưng kết quả thì làm tổn hại rất nghiêm trọng cho Nhà nước, cho nhân dân”. Vì vậy, Hồ Chí Minh cho rằng: tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ, kẻ thù khá nguy hiểm vì nó không mang gươm mang súng, mà nó “nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng công việc của ta”.

Có thể nói những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vẫn còn nguyên giá trị với chúng ta hiện nay. Nhất là trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang có xu hướng chững lại bởi có nguyên nhân khách quan và chủ quan, chỉ số lạm phát tăng cao, đồng tiền trượt giá…thì việc tiết kiệm, chống lãng phí là một trong những biện pháp tích cực để kiềm chế lạm phát hiện nay. Hơn nữa cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đang đi vào chiều sâu đòi hỏi mỗi CB, ĐV, công chức phải “nói đi đôi với làm” trong thực hành tiết kiệm, chống quan liêu, lãng phí gắn với chức trách nhiệm vụ được giao.
TS NGUYỄN THẾ TƯ (Nguồn báo Lâm Đồng)
Xem Tiếp

Thanh niên với Cuộc vận động Học tập và làm theo lời Bác


Cuộc vận động Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác được Ban Bí thư T.Ư Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động đã thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên cả nước tham gia, đồng thời xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm thiết thực.
Tuy vậy, các cấp bộ đoàn và tuổi trẻ cả nước cần chủ động, nỗ lực vượt qua những hạn chế và khó khăn.


Những cách làm hiệu quả

Ngay sau khi cuộc vận động được triển khai nhiều chương trình hoạt động khác nhau được các cơ sở đoàn Thủ đô triển khai, nhằm thực hiện bốn nhiệm vụ chính, trong đó, trọng tâm là phát động phong trào tự học tập, rèn luyện theo tấm gương Bác Hồ. Hầu hết các cơ sở đoàn tổ chức cho đoàn viên, thanh niên xem, thuyết trình, viết cảm xúc về các bộ phim tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ðây được xem là cách làm hay, bởi đã sử dụng hiệu quả cao nguồn tư liệu rất phong phú và sâu sắc về Bác Hồ, đồng thời khơi dậy những suy nghĩ, cảm tưởng chân thành của các bạn trẻ ngay sau khi xem các tư liệu này.

Tại Học viện Tài chính, Ðoàn thanh niên có sáng kiến xây dựng Chi đoàn làm theo lời Bác, với những tiêu chí và yêu cầu cụ thể. Năm học 2007-2008, tiêu chí của Chi đoàn làm theo lời Bác là: "Chấp hành kỷ luật học tập, bảo đảm giờ lên lớp" và "Bài học về tinh thần tương thân, tương ái". Theo đó, các đoàn viên trong chi đoàn không được đi học muộn, có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện...

Vừa qua, đã có năm chi đoàn hội đủ những tiêu chuẩn trên và được công nhận Chi đoàn làm theo lời Bác. Trong năm học mới, Ðoàn thanh niên Học viện Tài chính đưa ra chủ đề: "Văn minh học đường" làm tiêu chí bình chọn Chi đoàn làm theo lời Bác, đồng thời chuẩn bị kế hoạch lựa chọn, bình bầu Chi đoàn làm theo lời Bác trong cả bốn năm học.

Tại TP Hồ Chí Minh, các cơ sở đoàn phát động đoàn viên, thanh niên tìm đọc các tác phẩm của Bác: Sửa đổi lối làm việc; Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân... Ðể góp phần vào hoạt động này, nhiều đơn vị khẩn trương xây dựng Tủ sách Bác Hồ và sưu tầm các mẩu chuyện về Bác. Ðáng chú ý, các cơ sở đoàn phát động, hướng dẫn các bạn trẻ thực hiện Nhật ký làm theo lời Bác, ghi lại những việc làm, hành động của cá nhân trong quá trình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Việc thực hiện viết nhật ký góp phần giúp mỗi đoàn viên, thanh niên có nhận thức và suy nghĩ đúng đắn về những việc làm hằng ngày của mình, qua đó có thể tự đánh giá và rút ra bài học cho bản thân. Cuộc vận động Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác còn được Thành đoàn xây dựng, triển khai phù hợp từng đối tượng thanh niên cụ thể. Ðội viên, thiếu niên có phong trào Kế hoạch nhỏ; thanh niên trên địa bàn dân cư có chương trình "Ba giảm", với mục tiêu giúp đỡ thanh niên nghèo, hỗ trợ thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn và chia sẻ với các bạn trẻ cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng; thanh niên công nhân có Kỳ nghỉ hồng, với các hoạt động tình nguyện trong những ngày nghỉ thứ bẩy, chủ nhật...

Tỉnh đoàn Ninh Thuận, Bến Tre... tổ chức để đoàn viên, thanh niên thực hiện Sổ tay tự rèn và Sổ vàng học tập và làm theo lời Bác; một số đơn vị khác chia cuộc vận động làm ba giai đoạn cụ thể: giai đoạn 1: Lời hứa với Bác (đăng ký các việc làm); giai đoạn 2: Thanh niên làm theo lời Bác (tổ chức thực hiện các việc đã đăng ký) và giai đoạn 3: Ngàn hoa dâng Bác (đánh giá kết quả thực hiện).

Những trở ngại cần vượt qua

Theo Ban Bí thư T.Ư Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh, hiện nay, vẫn còn một số cán bộ đoàn chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của cuộc vận động, dẫn đến việc thiếu đôn đốc, hướng dẫn triển khai. Một số cơ sở đoàn còn thụ động trong việc triển khai cuộc vận động, nên sức lan tỏa tới đoàn viên, thanh niên còn hạn chế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp, khu chế xuất. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự trông chờ vào cấp ủy; khả năng tuyên truyền của cán bộ đoàn cơ sở còn yếu; cấp chi đoàn hầu như không triển khai được cuộc vận động do thiếu nguồn lực và kinh phí... Bên cạnh đó, tổ chức đoàn cơ sở tại những địa bàn này chưa mạnh, thêm vào đó lại chưa nhận được những hình thức hỗ trợ thiết thực từ các cơ quan liên quan để triển khai cuộc vận động. Ðại diện Thành đoàn Hà Nội cho biết: Một số cơ sở đoàn chưa xây dựng kế hoạch dài hạn cho cuộc vận động dẫn tới việc triển khai chỉ mang tính phong trào, hình thức, thiếu đầu tư, nghiên cứu. Ngay trong một số mô hình tiêu biểu cũng tồn tại hạn chế, như việc phát động thanh niên viết Nhật ký làm theo lời Bác của Thành đoàn TP Hồ Chí Minh mới chỉ dừng lại ở việc sưu tầm hình ảnh, bài viết, câu nói của Bác.

Nhiều cán bộ đoàn băn khoăn về tính bền vững của Cuộc vận động quan trọng này, bởi còn thiếu những kế hoạch lâu dài, phù hợp để duy trì cuộc vận động có hiệu quả thực chất. Tại một số cấp bộ đoàn, sau khi tổ chức cho đoàn viên, thanh niên xem phim tư liệu, nghe nói chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, không ít bạn trẻ tỏ ra đối phó, hời hợt khi viết bài thu hoạch và xây dựng chương trình hành động của bản thân. Một trong những nội dung trọng tâm của cuộc vận động là thường xuyên tuyên truyền, biểu dương những cá nhân điển hình, nhưng vẫn chưa được quan tâm đúng mức và việc phát hiện những cá nhân này của các cấp bộ đoàn còn lúng túng.

Không ít cán bộ đoàn thẳng thắn cho rằng, một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng cuộc vận động Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác là thiếu kinh phí trang bị tài liệu và tổ chức các hoạt động, nhất là đối với tổ chức đoàn tại các xã vùng sâu, vùng xa, miền núi. Bên cạnh đó, cuộc vận động chưa đến được với đông đảo bạn trẻ rời quê hương đi làm ăn xa, do nhiều người không tiếp tục tham gia hoạt động đoàn và tổ chức đoàn, hội nơi đến chưa đủ điều kiện để tập hợp những bạn trẻ này.

Xem Tiếp